您现在的位置是:Thời sự >>正文
Soi kèo phạt góc Cruz Azul vs Leon, 10h05 ngày 16/4
Thời sự1153人已围观
简介 Linh Lê - 15/04/2025 08:18 Kèo phạt góc ...
Tags:
相关文章
Hà Nội ghi nhận 27 ca dương tính Covid
Thời sựHà Nội phát hiện 11 ca mới, thêm nữ nhân viên văn phòng ở Đống Đa
Chiều 30/5, Hà Nội công bố thêm 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, như vậy riêng ngày hôm nay ghi nhận 17 ca.
">...
【Thời sự】
阅读更多FBI từng lo sợ deepfake thế nào
Thời sựThông tin xuất phát từ loạt email nội bộ của FBI được Motherboard thu thập và công bố tuần trước. Khi deepfake rộ lên năm 2018, đặc biệt là tình trạng ghép mặt người này vào hình ảnh cơ thể người khác, FBI lo ngại công nghệ sẽ bị lợi dụng, gây ảnh hưởng đến việc giám sát, điều tra tội phạm. "Chúng ta có thể phát hiện điều này một cách hiệu quả không?", một chuyên viên tại phòng công nghệ của FBI gửi email vào tháng 7/2018, đính kèm bài viết của Washington Post về nguy cơ khủng hoảng tin giả do deepfake.
"Không", một người khác đáp lại.
Deepfake là sự kết hợp giữa "deep learning" (học sâu) và "fake" (giả). Công nghệ này sử dụng AI phân tích cử chỉ, nét mặt và giọng nói của một người, từ đó tái tạo và chỉnh sửa để cho ra đời ảnh hoặc video trông như thật về người đó, thậm chí bao gồm cả hình ảnh và tiếng nói.
">...
【Thời sự】
阅读更多3 bí quyết để luôn 'thăng hoa' khi gần gũi
Thời sựNụ hôn nồng nàn
Một nụ hôn nồng nàn, nóng bỏng, say đắm sẽ tràn đầy ma lực hấp dẫn khi bước vào cuộc yêu tàn đầy hứng khởi. Chính vì vậy, trong màn dạo đầu, bạn không được quên sử dụng “vũ khí chiến lược” này.
Đừng bao giờ hôn một cách hời hợt, hãy hôn với tất cả đam mê nhưng nhẹ nhàng, từ từ dẫn dắt đối phương vào cuộc, tốt nhất hãy hôn, cắn nhẹ vào tai rồi hôn từ từ xuống cổ, cằm mới đến môi.
Sau đó là sự đùa nghịch với đầu lưỡi, mơn trớn khám phá bên trong kết hợp với những động tác vuốt ve nhẹ nhàng, hơi thở gấp, dồn dập, cứ như thế bạn sẽ cảm nhận toàn thân bạn đời đang nóng bừng lên với tất cả sự ham muốn, hứng khởi mãnh liệt đấy.
Xem phim nóng
Những người có xem phim sex ở nhà sẽ dễ bị hưng phấn hơn khi xem đoạn phim "sex nhẹ" ở phòng thí nghiệm. Điều này có nghĩa là xem phim sex không hề làm suy giảm ham muốn như định kiến dành cho nó bấy lâu nay. Họ cũng không hề tìm thấy mối liên hệ nào giữa việc xem phim sex với rối loạn chức năng tình dục cả.
"Xem nhiều phim sex sẽ khiến nam giới có nhu cầu sex mạnh hơn, trong đó có ham muốn được làm chuyện ấy với bạn tình. Do đó, phim nóng thực ra có thể giữ lửa cho mối quan hệ", tác giả nghiên cứu chia sẻ trong email gửi đến Huffington Post.
Luôn chú ý tới bản thân
Một cơ thể khỏe mạnh với đường cong gợi cảm, làn da căng tràn nhựa sống, cơ bắp săn chắc, mái tóc mềm mượt, hơi thở thơm tho... chính là thông điệp tôi rất yêu đời, yêu bản thân và cũng rất yêu anh/em. Chăm sóc sức khỏe còn là cách giúp bạn thể hiện sự ham muốn một cách mãnh liệt và kéo dài.
(Giadinh.net)
">...
【Thời sự】
阅读更多
热门文章
- Chủ đầu tư sân golf, biệt thự The Dàlat at 1200 phá rừng để làm dự án
- Hương vị tình thân tập 82: Nam đến nhà Long, bà Xuân bị chồng đuổi khéo
- Cụ ông gần 60 mua đồ chơi tăng cuộc yêu
- Hương sắc vùng cao Hà Nội
- Tốc độ băng rộng di động của Việt Nam chỉ bằng 1/5 so với trung bình châu Á
- Sao mai Nguyệt Anh chạnh lòng vì không được đón Tết cùng gia đình
最新文章
-
Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, theo lộ trình số hóa truyền hình, tại Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam sẽ tắt sóng các kênh truyền hình analog từ 1/7/2015. Tuy nhiên, thay vì tắt sóng toàn bộ các kênh truyền hình analog từ 1/7/2015 như kế hoạch ban đầu, Tiểu ban giúp việc Ban chỉ đạo Đề án Số hóa truyền hình đã thống nhất sẽ trình Ban chỉ đạo phương án tắt sóng “mềm” thay cho phương án tắt sóng “cứng” trước đây.
Theo phương án mới này, việc tắt sóng các kênh truyền hình analog ở Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam sẽ được tiến hành trong thời gian 4 tháng, từ 1/7 đến hết tháng 10. Theo đó, các đơn vị phát sóng và Đài PT-TH địa phương sẽ phối hợp để lên lộ trình tắt dần dần theo nguyên tắc sẽ tắt sóng các kênh truyền hình không thiết yếu trước, các kênh truyền hình thiết yếu sẽ tắt sóng sau cùng.
Ông Tuấn cho biết, đề xuất thay đổi phương án tắt sóng “mềm” này sẽ được Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình quyết định trong phiên họp tới đây. Hiện tại, cơ quan thường trực của Đề án số hóa truyền hình đã gửi lấy ý kiến các Đài PT-TH về việc lập lộ trình tắt sóng các kênh analog trong vòng 4 tháng.
Theo ông Nguyễn Hoàng Cẩm, Phó Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng, để tắt sóng truyền hình analog ở Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam thì việc triển khai nâng cấp vùng phủ sóng, lắp đặt thêm các trạm lặp để bù sóng là rất quan trọng. Đà Nẵng rất quan tâm đến vấn đề xử lý tình trạng sóng yếu và lõm sóng của VTV. Thế nhưng theo kế hoạch của VTV, đến tháng 5 sẽ hoàn thành xong hai trạm lặp bù sóng ở Đà Nẵng, nhưng thực tế đến thời điểm này (12/6/2015) vẫn còn chưa thấy VTV triển khai. Điều này gây khó khăn rất lớn cho số hóa truyền hình ở Đà Nẵng.
" alt="Tắt sóng truyền hình analog sẽ ảnh hưởng tới 75.000 hộ dân ở Đà Nẵng">Tắt sóng truyền hình analog sẽ ảnh hưởng tới 75.000 hộ dân ở Đà Nẵng
-
- "Giá như trong vụ tai nạn ấy mình không về nữa thì chắc chị không vất vả như bây giờ”, anh Bảy gạt vội giọt nước mắt khi nghĩ về người chị ruột của mình.
Đã gần 20 năm kể từ tai nạn định mệnh nhưng chưa lúc nào anh Hoàng Văn Bảy thôi tự dằn vặt bản thân. Anh cho rằng vì anh nên chị gái đã phải hi sinh cả tuổi thanh xuân cho mình.
Tìm đến nhà anh Hoàng Văn Bảy, người dân tộc Tày (xã Minh Xuân, Huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái), người dân trong bản ai cũng gật gù khâm phục trước tình thương yêu em trai vô bờ bến mà người chị gái đã dành cho anh.
Cuộc sống gia đình tưởng không lối thoát
Bước lên những bậc thang của ngôi nhà sàn nằm dưới chân núi đá vôi, trước mắt PV là hình ảnh một người đàn ông nhỏ thó, đôi bàn chân teo lại đang ngồi thu lu trong gian nhà, đó là anh Hoàng Văn Bảy (SN 1976).
Nhìn thấy chúng tôi, ông Hoàng Văn San (bố ruột anh Bảy) và chị Hoàng Thị Tháng (SN 1973, chị gái) bày tỏ sự xúc động bởi lâu lắm rồi mới có người lạ đến thăm hỏi.
Được biết, ông San lập gia đình từ sớm và có 7 người con. Trong đó chị Tháng là con gái cả và anh Bảy là người con trai thứ 2 trong gia đình.
Năm 1995, vợ qua đời, một mình ông gánh vác trọng trách nuôi 7 người con. Vì con gái út sinh năm 1995 khi đó còn quá nhỏ, lại thiếu hơi ấm của mẹ nên ông đành gửi con cho người em họ nuôi giúp.
Chị Hoàng Thị Tháng bên em trai Hoàng Văn Bảy
2 năm sau, với sự tác động của người lớn tuổi trong gia đình, ông San quyết định đi bước nữa, thế nhưng với người vợ thứ 2 ông không có thêm một người con nào.
Cuộc sống êm đềm trôi đi nhưng năm 2000 anh Bảy, người con thứ hai của gia đình, bị tai nạn gãy xương sườn từ đốt thứ 8 trở xuống trong lúc đào đá quý trên núi. Trong năm đó, mẹ kế và bà ngoại của anh Bảy cũng qua đời.
“Lúc đó gia đình tôi khủng hoảng lắm”, ông San nghẹn ngào nhớ lại những tháng ngày cơ cực.
Vốn bị liệt chân phải, khi nghe con trai gặp nạn, vì lo nghĩ nhiều nên sức khỏe của ông San càng ngày càng yếu hơn. Mọi gánh nặng trong nhà khi ấy đều đè lên đôi vai gầy của cô con gái đầu Hoàng Thị Tháng.
Nói về những ngày chăm em, thị Tháng trải lòng: “Em bị tai nạn mà mẹ không còn, bố lại đau yếu nên mình phải đứng ra lo cho em. Mình đưa em đi chạy chữa khắp nơi nhưng các bác sĩ đều lắc đầu. Từ ngày đó đến nay, gia đình mình luôn phải lo thuốc thang cho em”.
“Tôi nghĩ mình chết ngay lúc đó giờ chị đỡ khổ”
Trò chuyện với PV Báo VietNamNet, ánh mắt anh Bảy hiện lên nỗi buồn xa xăm, anh nhớ lại về cái ngày định mệnh khiến cho mọi ước mơ dang dở của mình phải dừng lại.
Anh cho biết: “Khi xảy ra tai nạn mình mới 24 tuổi, những năm đó phong trào nhà nhà đi đào đá đỏ, đá quý đang rầm rộ. Vì muốn gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nên mình cũng lên xã Liễu Đô (huyện Lục Yên - PV) để tìm vận may. Trong lúc đang đào thì một khối đất, đá lớn bị sập, rơi trúng lưng. Mình chỉ kịp kêu ú ớ sau đó bất tỉnh, khi mở mắt ra đã thấy ở trong bệnh viện rồi”.
Anh Bảy và đôi chân tật nguyền, di chứng từ vụ tai nạn. Anh cũng tâm sự, tai nạn đã khiến anh không thể đến được với cô bạn gái khi chỉ còn một tuần nữa là đám cưới của họ sẽ diễn ra. Giờ đây, cô ấy đã có gia đình riêng và con cái đủ đầy nhưng trong thâm tâm anh không trách cứ bởi không muốn mình trở thành gánh nặng cho người mà anh yêu thương.
Kể từ sau khi biết mình sẽ mãi mãi trở thành một người tàn phế, chàng trai 24 tuổi đã sống thu mình lại, ít trò chuyện với mọi người và thường trâm ngâm suy nghĩ một mình. Có những lúc cơn đau hành hạ, anh chỉ nghĩ đến cái chết nhưng nhìn cha đặc biệt là người chị gái hết lòng chăm sóc, anh lại phải cố gắng sống để không phụ công mọi người.
“Trong gần 20 năm mình bị tai nạn, người lo lắng cho mình từng miếng ăn, giấc ngủ là chị Tháng. Mình nợ chị nhiều, không biết khi nào mới có thể trả được ơn chị. Giá như trong vụ tai nạn ấy mình không về nữa thì chắc chị không vất vả như bây giờ”, anh Bảy gạt vội giọt nước mắt khi nghĩ về người chị ruột của mình.
Không một ai trong làng là không biết đến tình thương của chị Tháng dành cho anh Bảy. Thấy em bị tai nạn như vậy chị đành gác lại những tình cảm riêng tư hết lòng chăm em. Có nhiều người ngỏ ý muốn chăm sóc cho chị, nhưng chị đều khước từ.
Chăm người ốm bình thường đã mệt, nay lại chăm một người liệt lại không thể tự làm vệ sinh cá nhân nên chị Tháng lại càng vất vả gấp bội.
Chị kể: “Sau tai nạn, Bảy chỉ còn đôi tay cử động được và tự xúc ăn không phải bón, còn lại mọi sinh hoạt cá nhân đều do một tay mình làm hộ. Bảy cũng không tự đi vệ sinh đại tiện được mà phải dùng đến dụng cụ thông. Có đợt ốm nhiều, Bảy toàn thân bất toại. Những lúc đó mình phải chạy vạy mua thuốc, nhờ bác sĩ tiêm cậu mới trở lại bình thường”.
Thậm chí, anh Bảy không ngồi được lâu, chỉ ngồi 30 phút là đã thấy mỏi, phải nằm. Anh tâm sự, đôi lúc anh không dám nhìn thẳng vào mắt chị bởi vì phải lo cho anh mà chị gầy gò, chỉ nặng 39kg. Bản thân anh cũng chưa từng nói lời nào để cảm ơn chị suốt thời gian chị chăm sóc mình, nên anh cảm thấy rất áy náy.
Nhìn hai người con côi cút nương tựa vào nhau mà sống, ông San cũng không cầm được lòng mình: “Tôi thương con có tuổi mà không lập gia đình nhưng con gái lại bảo: 'Bố già yếu yếu rồi sao con để bố phục vụ em được? Chúng con chưa chăm lo báo hiếu cho bố được ngày nào nữa là'. Con nói vậy tim tôi đau vô cùng...".
Trao đổi với PV Báo VietNamNet, ông Hoàng Đình Luận, Phó chủ tịch UBND xã Minh Xuân bày tỏ sự xúc động khi nhắc đến hoàn cảnh anh Bảy: “Ở đây không ai là không biết đến hoàn cảnh của gia đình chị Tháng có hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Mẹ mất sớm nên chị cả phải đứng ra gánh vác mọi công việc lớn nhỏ trong gia đình và chăm em bị tai nạn. Tình cảm của hai chị em dành cho nhau khiến chúng tôi vô cùng cảm kích và trân trọng. Hiếm người nào có thể làm được như vậy.
Chính quyền xã cũng đã có trợ cấp cho anh Bảy, số tiền 360 ngàn mỗi tháng. Còn từ đầu tháng 1/2016, người phục vụ là chị Tháng được hỗ trợ là 160 ngàn/tháng".
Hoàng Bích
" alt="Chị gái chăm em tật nguyền">Chị gái chăm em tật nguyền
-
Brian Trautman và chiếc thuyền của mình Brian Trautman vốn là một kỹ sư phần mềm, làm việc chăm chỉ tại công ty và nhận lương hàng tháng. Anh đã dành nhiều năm làm việc 60 giờ mỗi tuần, lặp đi lặp lại như vậy.
Trước đây, anh tình cờ đọc được cuốn sách về cách vượt đại dương bằng chính chiếc thuyền của mình. Ý tưởng đó, mặc dù không thể đạt được, nhưng vẫn đọng lại trong anh như một gợi ý tuyệt vời.
Công việc thường ngày khiến anh mất dần hứng thú. Anh nhận ra điều tốt nhất trong ngày là chuyến xe buýt đi làm và về nhà. Đến một ngày, trên chuyến xe đó, Brian quyết định mình cần phải thay đổi.
Tháng 5/2008, anh quyết định bán tất cả tài sản của mình, bao gồm 1 căn nhà 3 phòng ngủ ở Washington và bắt đầu một kỳ nghỉ 2 năm để đi du lịch.
"Tôi nghĩ sau 2 năm, tôi sẽ biết điều mình cần là gì và quay trở về. Thế nhưng thực tế là từ lần đi ấy, tôi chưa có ý định quay trở về", Brian chia sẻ.
Anh mua 1 chiếc thuyền buồm với giá 398.000 USD (khoảng 9,6 tỷ đồng), trả trước 81.000 USD (khoảng 1,9 tỷ đồng). Thuyền có 3 phòng ngủ và 2 phòng tắm. Kế hoạch ban đầu của anh chỉ đơn giản là đến New Zealand. Nhưng khi đến đây, mọi suy tính của anh đã thay đổi.
Gặp một nửa cuộc đời trên cuộc hành trình
Năm 2011 là một năm đáng nhớ, đánh dấu cột mốc mới cho Brian. Khi neo đậu tại New Zealand, anh gặp được cô gái mà sau này trở thành vợ của anh.
Cô gái tên là Karin. Tuy nhiên, thay vì quay trở lại cuộc sống trên đất liền, Brian và Karin vẫn tiếp tục du hành khắp thế giới trên chiếc thuyền buồm.
Từ khi có Karin đi cùng, cặp đôi bắt đầu quay phim về cuộc phiêu lưu trên thuyền cùng nhau. Họ lập kênh YouTube mang tên Sailing SV Delos để chia sẻ về cuộc sống trên thuyền buồm.
"Đó không phải là công việc toàn thời gian. Nó chỉ giúp chúng tôi duy trì và thêm một chút tài trợ cho chuyến đi", Brian cho biết.
Bên trong chiếc thuyền của gia đình Brian Thách thức khi sống trên chiếc thuyền buồm
Sống trên một chiếc thuyền buồm, lênh đênh trên biển cũng có những thách thức của riêng nó. Họ sống phụ thuộc vào thời tiết. Nếu như thời tiết không ủng hộ, họ sẽ phải dừng mọi kế hoạch, hoạt động.
"Chúng tôi sống và chết dựa vào thời tiết ở đây. Thời tiết quyết định mọi thứ chúng tôi làm. Cuộc sống trên thuyền thường không thoải mái. Chúng tôi phải làm nhiều việc hơn rất nhiều so với sống trên đất liền", anh nói.
Cặp đôi phải trang bị đầy đủ mọi thứ cho sinh hoạt hàng ngày. Trên thuyền có tủ lạnh đựng thực phẩm. Mỗi khi vào đất liền, họ chi khoảng 500 USD để mua thịt, trái cây, rau tươi đủ cho khoảng vài tuần đến vài tháng.
Chiếc thuyền có một cabin ở phía sau làm phòng ngủ cho 2 vợ chồng. Ngoài ra còn có 1 phòng dành cho con gái và 1 phòng dành cho khách. Thuyền cũng có khu vực nhà bếp, lò nướng, máy rửa bát.
"Chúng tôi trang bị một số thiết bị và tiện ích hiện đại thường có trong ngôi nhà. Nhưng mọi thứ chỉ là nhỏ hơn một chút", Brian nói.
Ngoài thực phẩm, cặp đôi tiêu khoảng 1.900 USD/tháng cho việc bảo hiểm thuyền, bảo dưỡng, nhiên liệu. Họ cũng trả 250 USD/tháng cho dịch vụ internet.
Kể từ khi bắt đầu du lịch thế giới bằng thuyền, Brian đã ghé thăm hơn 45 quốc gia. Chỉ khi Karin mang thai được 7 tháng, cặp đôi mới tạm thời chuyển về sống trên đất liền.
Họ chuyển đến Thụy Điển sống cùng gia đình của Karin. Khi con gái Sierra tròn 4 tháng tuổi, gia đình 3 người quay trở lại sống trên thuyền.
"Đó là một thay đổi lớn đối với lối sống của chúng tôi, nhưng rất đáng giá. Chúng tôi cùng nhau ngồi phía sau thuyền, nhìn thấy cá mập, cá đuối, cá heo, cá voi... Con tôi có thể nhìn thấy tất cả thay vì chỉ trong sách", anh nói.
Để duy trì liên lạc với gia đình trên đất liền, Brian thường mời người thân đến khi họ neo đậu gần đất liền. Ví dụ bố mẹ anh đến thăm khi họ ở vùng Caribe, gia đình của Karin đến thăm họ ở Philippines.
Bây giờ khi Sierra đã 4 tuổi, Brian nói họ đang xem xét việc quay trở lại Thụy Điển toàn thời gian để con gái có thể lớn lên trong văn hóa và gia đình của Karin.
"Chuyến đi này đã thay đổi cốt lõi con người tôi, rất khác so với tôi lúc đầu. Tôi có quan điểm khác về những gì ưu tiên, những gì quan trọng trong cuộc sống. Giờ đây, thời gian tôi có thể dành cho gia đình, bạn bè, người thân yêu là điều quan trọng", Brian chia sẻ.
Bỏ việc, cùng đi khắp thế giới sau vài lần gặp gỡ
Tyminas và Karpitskaya vừa xê dịch khắp nơi, vừa làm việc trực tuyến. Họ hiện đặt chân tới hơn 40 quốc gia trên thế giới cùng nhau." alt="Cuộc sống của chàng kỹ sư bán sạch cửa nhà, mua thuyền đi khắp thế giới">Cuộc sống của chàng kỹ sư bán sạch cửa nhà, mua thuyền đi khắp thế giới
-
Lời nguyền của dòng sôngdo NSND Khải Hưng làm biên kịch, đạo diễn dựa trên truyện ngắn Mùa hoa cải bên sông của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được phát sóng lần đầu vào năm 1992. Tại thời điểm ra mắt, Lời nguyền của dòng sônglà phim truyện truyền hình Việt Nam đầu tiên đoạt giải tại LHP truyền hình quốc tế Brussels và đoạt giải Vàng tại hạng mục phim xuất sắc năm 1993. Phim có sự tham gia của NSND Trịnh Thịnh, NSƯT Quốc Trọng, NSƯT Thanh Nga, nghệ sĩ Minh Quốc. Vai diễn ông Lư của NSND Trịnh Thịnh trong phim cũng được coi là "vai diễn để đời" của ông. Cuộc sống của dàn diễn viên sau 30 năm có nhiều thay đổi, NSND Trịnh Thịnh đã qua đời.
NSƯT Thanh Nga vào Sóng - con gái của ông Lư (NSND Trịnh Thịnh). Cô thường bơi lên bờ lúc nửa đêm để đắm chìm trong vườn hoa cải ven sông. Từ chỗ yêu hoa, cô yêu luôn người thanh niên đã chăm chút từng nhánh hoa cốt để cho cô ngắm. Sau những phản ứng dữ dội từ phía người cha, Sóng đã xô đổ lời nguyền. Cô "bỏ thuyền, bỏ bến, bỏ dòng trong" để theo những mùa cải ven sông. Bất lực, người cha thắt cổ tự vẫn trên sông vì muốn giữ lời nguyền "Ta sống trên nước, ta chết trong nước, ta tuyệt giao với lũ người bội bạc trên bờ...". Những năm 1990, Thanh Nga là một diễn viên triển vọng ở miền Bắc nhưng rồi cô bỏ ngang nghiệp diễn, lấy chồng rồi chuyển vào Nam sinh sống. Đang ổn định với công việc của một nhân viên hành chính văn phòng, nữ diễn viên nhận được lời mời của đạo diễn Đinh Đức Liêm cho vai người mẹ trong 'Giã từ dĩ vãng'. Người phụ nữ khắc khổ trong phim ngày nào giờ là làm đạo diễn sân khấu và giảng dạy tại Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TP.HCM. NSƯT Thanh Nga đã dựng một số vở như: Duyên lạ hồn hoang, Sống trong lòng địch, Câu chuyện ngụ ngôn, Yêu trên đỉnh Phù Vân... Hiện NSƯT Thanh Nga sống hạnh phúc cùng chồng và hai con tại TP.HCM. Cô không phải lo lắng chuyện kinh tế nên làm nghệ thuật để thỏa đam mê. NSƯT Quốc Trọng vào vai Thiều - người con trai cả đã không thể lấy vợ do người yêu anh, cô Bến là một người trên bờ. Sự cô đơn và thất vọng dần đẩy anh tới sự bất mãn rồi buông xuôi, thúc thủ chịu đựng lời nguyền. NSƯT Quốc Trọng cũng gây dấu ấn với vai Xuân tóc đỏ trong phim 'Số đỏ'và tham gia nhiều phim khác như: Thị trấn trong tầm tay, Người phán xử, Cây Táo nở hoa. Sau 'Số đỏ', NSƯT Quốc Trọng đi học đạo diễn phim và đến thời điểm hiện tại, ông đã trở thành một cái tên có thương hiệu trong nền phim ảnh nước nhà với những bộ phim đình đám, ăn khách như: Đường đời, Bí thư tỉnh ủy, Ngõ lỗ thủng, Gia phả của đất,… Tự nhận mình là người kỹ tính với nghề nhưng có lẽ, chính cái sự kỹ tính ấy đã mang lại phần nào thành công cho ông. Khi bắt tay vào làm bất kể một bộ phim nào, Quốc Trọng đều lo lắng làm sao để bộ phim đó tiếp cận được với khán giả. Ông tìm cách kể chuyện phải khác với chính mình để phim không rơi vào lối mòn của những bộ phim trước. Hiện đạo diễn Quốc Trọng đang hạnh phúc với gia đình nhỏ của mình. Con trai ông - Trần Trọng Khôi - cũng theo nghề bố với tất cả niềm say mê với môn nghệ thuật thứ 7. “Tôi vẫn dặn con rằng, dù thế nào cũng cần cân bằng giữa cái được và cái mất, giữa công việc và gia đình, giữa cơm - áo - gạo - tiền và nghệ thuật đích thực, không nên quá chạy theo thị hiếu...”, đạo diễn Quốc Trọng chia sẻ. Ngân An
“Xuân tóc đỏ” Quốc Trọng kể đóng cảnh nóng táo bạo trong phim “Số đỏ” từng bị cấm
Ít người biết rằng bộ phim “Số đỏ” làm mưa làm gió tại các rạp chiếu bóng từng bị cấm chiếu vì cho rằng có nhiều cảnh hở hang, phản cảm.
" alt="Dàn diễn viên 'Lời nguyền của dòng sông' sau 30 năm ra sao?">Dàn diễn viên 'Lời nguyền của dòng sông' sau 30 năm ra sao?
-
Hầu hết các trình duyệt phổ biến như Chrome, Edge, và Firefox đều đã được cập nhật để tương thích với tính năng mới của iOS. Các trình quản lý email như Microsoft Outlook, Spark, và Hey cũng đã được cập nhật để có thể được đặt thành trình email mặc định.
Không nằm ngoài cuộc chơi, mới đây Google cũng cập nhật Gmail cho iOS và iPadOS lên phiên bản mới cùng khả năng đặt nó làm ứng dụng email mặc định.
Sau khi cập nhật Gmail và mở ứng dụng, nó sẽ hiển thị hộp thoại hỏi bạn có muốn đặt nó làm trình quản lý email mặc định hay không.
Trường hợp bạn không thấy hộp thoại kể trên, bạn có thể đặt Gmail làm mặc định bằng cách truy cập Settings(Cài đặt) > Gmail> Default Mail App(Ứng dụng thư mặc định) > chọn Gmail.
Ca Tiếu(theo iPhone hacks)
Có gì mới ở phiên bản chính thức của iOS 14?
Apple đã thông báo hệ thống iOS 14 và iPadOS 14, cũng như hệ thống watchOS mới nhất và hệ thống tvOS sẽ đến tay người dùng bắt đầu từ thứ 4 (16/9).
" alt="Cách đặt Gmail làm ứng dụng email mặc định trên iOS 14">Cách đặt Gmail làm ứng dụng email mặc định trên iOS 14
-
Ngày 4/4/2022, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 776/QĐ-BVHTTDL đưa “Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận” vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội Katê là một bộ phận quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của người Chăm; phản ánh nhiều khía cạnh văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, nghệ thuật liên quan đến sinh hoạt và đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của đồng bào Chăm. Katê là lễ hội lớn nhất, có ý nghĩa nhất, tác động đến nhiều mặt về tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo, tình cảm của cả cộng đồng. Lễ hội là một bộ phận cấu thành nền văn hóa truyền thống Chăm mang đậm bản sắc và dấu ấn của nền văn minh nông nghiệp lúa nước.
Toàn cảnh lễ hội Katê. Lễ hội Katê hàng năm bắt đầu từ cuối tháng 6 Chăm lịch và kéo dài đến giữa tháng 7 Chăm lịch (khoảng tháng 9, 10 Dương lịch) tại các đền, tháp, làng Chăm Bàlamôn trong tỉnh Bình Thuận. Phần lớn Lễ hội Katê hàng năm tại các đền, tháp ở Bình Thuận diễn ra trong 02 ngày: ngày cuối cùng của tháng 6 và ngày đầu tiên của tháng 7 Chăm lịch; riêng Lễ hội Katê tại đền thờ Pô Tằm ở Ma Lâm, Hàm Thuận Bắc diễn ra vào ngày 15 và 16 tháng 9 Âm lịch hàng năm.
Lễ hội Katê diễn ra đầu tiên tại các đền, tháp, nhà làng, nhà các vị Sư Cả và sau cùng là tại các gia đình trong cộng đồng với những nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng theo phong tục tập quán có từ lâu đời của người Chăm Bàlamôn. Mục đích nhằm tưởng nhớ, thể hiện lòng biết ơn của cộng đồng đối với các vị vua, thần linh, tổ tiên, ông bà đã phù hộ, độ trì cho người Chăm trong đời sống và làm ăn. Điều đặc biệt của Lễ hội Katê là thu hút đông đảo du khách gần xa trong và ngoài nước đến trẩy hội; không những cộng đồng người Chăm (không phân biệt tôn giáo) trong và ngoài tỉnh mà đồng bào các dân tộc khác cũng về tham gia Lễ hội Katê.
Trong Lễ hội Katê của người Chăm Bàlamôn tại các đền, tháp và nhà làng; bên cạnh phần lễ với các nghi lễ diễn ra theo tập tục truyền thống của cộng đồng, phần hội với các hội thi, hội diễn, trò chơi dân gian, thi đấu thể thao hấp dẫn, tạo nên không khí vui tươi, nhộn nhịp như: Đội nước vượt chướng ngại vật, bịt mắt đập niêu, đẩy gậy, giã gạo, kéo co, đi cà kheo, nhảy bao bố; trưng bày lễ vật trên Thônla, thổi kèn Saranai, trình diễn nghề thủ công truyền thống (làm gốm, dệt thổ cẩm, làm bánh gừng…), trình diễn các làn điệu (dân ca, dân vũ, dân nhạc), bóng đá, bóng chuyền...
Lễ hội Katê thể hiện vai trò giáo dục mang giá trị nhân văn sâu sắc, đó là biểu hiện của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, giáo dục cho hậu thế về nhân cách, đạo đức, tâm hồn và truyền thống văn hóa dân tộc. Thông qua việc bồi đắp, gìn giữ, trao truyền, thực hành các nghi lễ trong Lễ hội để giáo dục cho các thế hệ con cháu về ý thức và trách nhiệm trong việc kế thừa, tiếp nối, nhận diện được giá trị văn hóa truyền thống trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng nơi mình đang sinh sống; từ đó biết trân trọng, gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp mà ông bà, tổ tiên đã dày công vun đắp, lưu lại cho hậu thế.
Tình Lê
Phát hiện nổi bật là cơ sở để UNESCO vinh danh Văn hóa Óc Eo Nam Bộ là Di sản văn hóa thế giới
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam vừa công bố kết quả khảo cổ học của Đề án Nghiên cứu khu di tích khảo cổ học Óc Eo - Ba Thê, Nền Chùa (Văn hóa Óc Eo Nam Bộ).
" alt="Lễ hội Katê được đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia">Lễ hội Katê được đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia